Chữa bệnh mạch vành bằng phương pháp không dùng thuốc

Tránh dùng thuốc

Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật đặt stent thì nhiều người bệnh mạch vành vẫn có thể hưởng lợi từ các biện pháp chữa trị không dùng thuốc. Cách điều trị này sẽ làm chậm sự phát triển bệnh và làm giảm được các biến chứng nguy hiểm ngay tại nhà.

Mặc dù bệnh mạch vành xuất phát từ yếu tố gia đình; như lối sống, chế độ ăn uống chính là yếu tố kích hoạt; do đó, việc kiểm soát các yếu tố này sẽ giúp giảm nhẹ bệnh.

Khi nào bạn cần nói 'không' với kháng sinh?

Từ bỏ thói quen xấu

Hút thuốc lá sẽ làm tăng quá trình tổn thương mạch vành. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cục máu đông ở những người dưới 50 tuổi; làm tăng nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim.

Đồ uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và gây tổn thương mạch máu. Bạn nên hạn chế lượng đồ uống này ở mức khuyến cáo:

– Nam giới trên 65 tuổi và phụ nữ : Không uống quá 1 ly rượu mạnh (hay 1/2 lon bia) mỗi ngày.
– Nam giới dưới 65 tuổi: Không uống quá 2 ly rượu mạnh (hay 1 lon bia) mỗi ngày.

Hút thuốc lá và uống rượu bia đều là những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Do đó, bạn nên hạn chế và dần tiến tới loại bỏ thói quen xấu này ra khỏi chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Tập thể dục đúng cách giúp chữa bệnh mạch vành

Người bệnh có thể tập luyện bất cứ môn thể thao nào như bơi lội, cầu lông, đạp xe, aerobic… vừa sức với bản thân và dễ thực hiện.

Đặc biệt, thói quen đi bộ nhanh sẽ giúp tăng hệ thống tuần hoàn bàng hệ mạch vành; hạ cholesterol máu và ổn định huyết áp. Nhiều người nhờ đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày mà có thể phát triển được hệ tuần hoàn bàng hệ tim (hệ thống mạch máu nhỏ giống như cầu nối động mạch vành ngay tại vùng động mạch lớn bị tắc nghẽn). Từ đó tăng cường sự cung cấp máu cho tim và giúp cải thiện bệnh.

Đi bộ nhanh là phương pháp vận động phù hợp nhất cho người mắc bệnh mạch vành

Kiểm soát tốt huyết áp

Huyết áp mục tiêu của mọi người nên dưới 140/85mmHg. Bên cạnh tập thể dục đều đặn, bạn có thể kiểm soát huyết áp bằng cách giảm tối đa lượng muối khi chế biến món ăn; tốt nhất là dưới 6g hằng ngày (khoảng 1 muỗng cà phê). Trong nhiều trường hợp, bạn có thể phải sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để giảm huyết áp.

Chế độ dinh dưỡng giúp giảm nhẹ bệnh mạch vành

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh xơ vữa động mạch. Người bệnh cần thận trọng vì chất béo béo bão hòa là chất béo có hại, làm tăng mức cholesterol xấu trong máu. Do đó, bạn cần tránh ăn thịt nướng, xúc xích, thịt màu đỏ đậm, mỡ động vật, bơ, kem, phô mai, bánh quy, dầu dừa, dầu cọ…

Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bảo vệ mạch vành

Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung chất béo trong chế độ ăn. Đồ ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa sẽ mang lại nhiều cholesterol tốt và giảm sự tắc nghẽn động mạch vành. Nguồn cung cấp chất béo có lợi lý tưởng cho bạn là:

– Bơ thực vật;

– Cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu,..;

– Các loại hạt béo gồm óc chó, hạnh nhân;

– Dầu oliu, dầu hạt cải, dầu hướng dương…

Món ăn chữa bệnh động mạch vành được khuyến cáo ít chất béo nhưng vẫn cần bổ sung chất béo không bão hòa cũng như chất xơ trong trái cây tươi, rau củ và ngũ cốc.