Huyết áp tăng đột ngột: Cách xử lý chính xác nhất

Huyết áp tăng đột ngột

Huyết áp tăng đột ngột nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách xử lý khi bị tình trạng này như thế nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Triệu chứng của tăng huyết áp đột ngột

Đối với người bình thường, huyết áp của người trưởng thành có sức khỏe tốt sẽ ở mức 120/80mmHg. Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng các chỉ số huyết áp tăng cao bất thường; tăng nhanh chóng khiến người bệnh không kịp trở tay. Cụ thể, chỉ số huyết áp lên nhanh, có thể lên 200mmHg, trên 200mmHg.

Các triệu chứng thường thấy khi huyết áp tăng đột ngột thường là: đau đầu dữ dội, choáng váng; tim đập nhanh, khó thở, đau gáy, cứng cổ, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói; hay chỉ là cảm giác bứt rứt, lo lắng khó chịu mơ hồ.

Khi thấy những triệu chứng này; bạn nên nhanh chóng tìm chỗ thoáng mát ngồi nghỉ; đo huyết áp để kiểm tra ngay lập tức.

Huyết áp tăng đột ngột nguy hiểm thế nào?

Trường hợp huyết áp tăng cao và tăng nhanh liên tục sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến cố tim mạch; nguyên do áp lực dòng máu trong lòng động mạch quá lớn.

Điều nguy hiểm nhất của tình trạng này chính là vỡ mạch máu; nếu tại não thì gây ra xuất huyết não; bệnh nhân yếu có thể bị liệt, nói khó hay nặng hơn là lú lẫn, hôn mê.

Nếu trước đó, bệnh nhân đã có phình bóc tách động mạch chủ với áp lực máu lớn thì nguy cơ vỡ ra rất cao; nhanh chóng tụt huyết áp và tử vong.

Tăng huyết áp đột ngột cũng có thể gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim; nguyên do áp lực dòng máu lớn có thể gây bong tróc các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc hẹp máu nuôi đến các cơ quan.

Ngoài ra, huyết áp tăng một cách nhnah chóng có thể gây ra các biến chứng như gây phù phổi cấp, suy tim cấp, suy thận cấp, chảy máu mũi liên tục, xuất huyết võng mạc làm mù lòa…

Cách xử lý khi huyết áp tăng đột ngột

Nếu đang làm việc ngoài trời, đang đi ngoài đường, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi có bóng râm, mát mẻ, thoáng khí, yên tĩnh và tránh kích động, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh để bệnh nhân ngồi nghỉ hay nằm nghỉ. Có thể cởi bớt nón mũ, quần áo để người bệnh được thoải mái hơn.

Tiến hành đo huyết áp, nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg; có thể giữ người bệnh theo dõi tại nhà, hạn chế đi lại, chủ yếu nghỉ ngơi. Nếu chỉ số huyết áp cao trên 180mmHg nếu có viên hạ huyết áp nhanh dạng nhỏ giọt dưới lưỡi thì nhỏ luôn; nếu không có thì sử dụng thuốc viên hạ huyết áp.

Trong thời gian này, bệnh nhân cần hạn chế ăn mặn, không hút thuốc lá, tránh lo âu;… để huyết áp về ổn định đồng thời dùng thuốc huyết áp trong ngày theo toa điều trị. Trường hợp không có thuốc tây thì cho người bệnh uống nước rau cần tây, nước râu ngô, nước rau họ cải hoặc các loại nước có tác dụng lợi tiểu.

Nếu vẫn còn bất thường hoặc tại nhà không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.

Cần lưu ý đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân vừa có tăng huyết áp nhanh chóng và vừa có các triệu chứng nêu trên, như yếu liệt, đau ngực, khó thở, nhìn mờ, chảy máu, lừ đừ, mê man thì cần đưa đến khoa cấp cứu của các trung tâm y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

Hãy theo dõi website TimCare.vn để thường xuyên cập nhật những thông tin chăm sóc tim mạch mới nhất nhé!

Dấu hiệu tăng đường huyết đột ngột và cách xử trí