Chủ quan với bệnh xơ vữa động mạch vành, hậu quả khó lường

xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch vành là một trong những căn bệnh tim mạch phổ biến nhất và đáng sợ nhất. Khi đó, dòng máu nuôi tim bị hạn chế, tim bị thiếu máu cục bộ, giảm khả năng co bóp, gây nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

 

Xơ vữa động mạch vành là gì ?

Xơ vữa động mạch là tình trạng thành mạch bị xơ cứng kèm thu hẹp lòng mạch do các mảng xơ vữa làm dòng máu lưu thông hạn chế, gây thiếu máu nuôi đến các cơ quan. Nếu tình trạng này xảy ra tại mạch máu nuôi tim thì được gọi là xơ vữa động mạch vành.

Khi mạch máu bị tắc hẹp ở cơ quan nào thì có biểu hiện thiếu máu cục bộ tại cơ quan đó. Đối với tổn thương động mạch tại tim sẽ gây nhồi máu cơ tim hay bệnh tim thiếu máu cục bộ, lâu dài sẽ gây suy tim. Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, lâu ngày tiến triển thành khó thở liên tục, khó thở khi nằm đầu thấp, phù chân, tiểu ít. Khi xơ vữa động mạch vành đến giai đoạn này là lúc bệnh đã trở nặng, suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành

  • Chế độ ăn thiếu lành mạnh: Ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật và chất béo chuyển hóa có trong một số bánh quy, bánh nướng, thịt đỏ. Các sản phẩm từ sữa có chất béo cũng sẽ làm tăng cholesterol toàn phần, làm tăng hình thành mảng lipid lắng đọng trên thành mạch.
  • Béo phì, chu vi vòng eo lớn: Đây là dấu hiệu của hội chứng rối loạn chuyển hóa, là yếu tố nguy cơ tăng xơ vữa mạch máu, không chỉ riêng mạch vành.
  • Lười vận động, tập thể dục: Vận động thường xuyên giúp tăng cường HDL-cholesterol. Do đó, nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên, cũng gián tiếp làm xơ vữa động mạch.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm hỏng các thành mạch máu, giảm mức HDL-cholesterol trong máu, làm cho LDL-cholesterol dư thừa tích tụ, cấu thành mảng xơ vữa.
  • Tuổi già: Chuyển hóa lipid thay đổi, tăng quá trình dự trữ hơn quá trình thoái giáng, làm ứ đọng lại trong máu, mô cơ quan. Không chỉ vậy, tính đàn hồi của thành mạch giảm dần khi tuổi tăng lên, làm thành mạch trở nên xơ cứng hơn.
  • Bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp: Các bệnh lý chuyển hóa mạn tính làm ảnh hưởng con đường chuyển hóa lipid máu.
  • Tăng huyết áp: Áp lực trong lòng mạch đặt trên thành mạch cao làm tổn thương lớp nội mô, mất tính toàn vẹn nên dễ bị các phân tử lipoprotein bám dính vào, tạo thành mảng xơ vữa.

Triệu chứng của bệnh

Bệnh xơ vữa mạch vành trong giai đoạn đầu sẽ không có triệu chứng hoặc các triệu chứng rất mờ nhạt, khó nhận biết.

Khi lòng mạch bị thu hẹp đáng kể, tim không nhận đủ máu và oxy để hoạt động, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau thắt ngực, đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh xơ vữa động mạch vành. Tình trạng đau thắt ngực của người bệnh không giống nhau, tùy vào cảm nhận và sức khỏe của từng người. Cơn đau thắt ngực điển hình được mô tả là:

  • Cảm giác tim bị bóp chặt, đau đớn ở ngực, dưới xương ức, đau lan ra cổ, cánh tay, bụng, lưng, vai trái.
  • Cơn đau thắt ngực xuất hiện khi người bệnh vận động gắng sức hoặc bị sốc tâm lý (vui quá, buồn quá, thất vọng quá mức…) và chấm dứt khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch.
  • Phụ nữ, người già và những người mắc bệnh tiểu đường có thể gặp phải những triệu chứng khác như mệt mỏi,khó thở, tay chân yếu ớt, vô lực.

Các phương pháp điều trị bệnh xơ vữa động mạch vành

Nội khoa:

  • Kiểm soát huyết áp bằng thuốc: chẹn kênh canxi (amlodipin, felodipin..), ức chế men chuyển/ức chế thụ thể (lisinopril, captopril, valsartan…), chẹn beta giao cảm (metoprolol, bisoprolol…)…
  • Điều trị đái tháo đường: dùng thuốc viên hoặc insulin tùy mức độ. Hiện nay có những thuốc đã được chứng minh làm giảm nguy cơ tim mạch như: ức chế thụ thể SGLT2, đồng vận GLP-1..
  • Liệu pháp statin: điều trị rối loạn lipid máu, ổn định mảng xơ vữa. Các thuốc thường dùng: rosuvastatin, atorvastatin..
  • Kháng kết tập tiểu cầu: aspirin, clopidogrel khi có chỉ định tùy bệnh cảnh lâm sàng

Can thiệp hoặc phẫu thuật trong điều trị xơ vữa động mạch vành

Khi các phương pháp điều trị nội khoa kém hiệu quả, người bệnh có thể được chỉ định một số biện pháp điều trị dưới đây :

Can thiệp nong mạch vành và đặt stent

Một số ống nhỏ và dài có bóng nong ở đầu được luồn từ động mạch bẹn hoặc tay đến mạch vành tim. Đến vị trí đoạn mạch bị tắc hẹp, bóng được bơm căng lên để mở rộng mạch máu, sau đó ống stent bằng kim loại được đặt vào để giúp cho lòng mạch được lưu thông.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Bác sỹ sẽ tách một phần động mạch khỏe mạnh từ các vùng khác của cơ thể như tay, chân, ngực…,  và dùng nó để làm cầu nối cho dòng máu đi qua phần động mạch vành bị tắc nghẽn để về tim. Phẫu thuật này áp dụng cho người bệnh bị tắc hẹp mạch vành nặng không thực hiện được phương pháp đặt stent hoặc tắc nghẹn nhiều động mạch cùng lúc.

Một số thủ thuật khác

– Atherectomy: là cách dùng máy khoan có những lưỡi dao nhỏ ở đầu để cạo sạch mảng xơ vữa ra khỏi mạch máu.

 Đốt laser: Dùng tia laser có năng lượng vừa đủ để đốt mảng xơ vữa mà không làm ảnh hưởng đến lòng động mạch.

– Tái tạo mạch máu nuôi tim qua cơ tim bằng Laser: Sử dụng tia laser đục những lỗ cực nhỏ trên cơ tim. Điều này giúp cải thiện ngay lập tức dòng máu giàu oxy về tim và giúp giảm các cơn đau thắt ngực. Đây là phương pháp mới, chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị kể trên.

  • Xem thêm: xơ vữa đông mạch vành

Người bệnh xơ vữa động mạch vành cần làm gì ?

– Bỏ hút thuốc lá: giúp bạn giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành, bởi các chất độc có trong khói thuốc có thể làm tăng LDL-c máu, thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành, đồng thời gây co mạch máu, làm gia tăng triệu chứng đau thắt ngực và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

– Ăn uống lành mạnh bằng cách hạn chế các loại chất béo có hại như chất béo bão hòa (có nhiều trong mỡ động vật, thịt bò, thịt lợn…) và chất béo trans (có nhiều trong các đồ ăn chế biến sẵn như xúc xích, khoai tây chiên, bánh quy, bánh nướng, dầu chiên đi chiên lại…). Lựa chọn các chất béo có lợi từ cá, dầu hạt, dầu olive… Ăn giảm muối và đường.

– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút tập luyện nhẹ nhàng mỗi tuần hoặc 75 phút tập luyện cường độ cao mỗi tuần.

– Giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách theo dõi bằng chỉ số BMI – được tính bằng chỉ số cân nặng trên chiều cao bình phương (kg/m2), nên dao động trong khoảng 18.5 – 25.

– Giải tỏa căng thẳng bằng âm nhạc, các hoạt động ngoài trời, tập thiền, tập yoga…

Điều trị xơ vữa động mạch vành là cả một quá trình dài và đầy rẫy khó khăn, nhưng nếu bạn nắm được chìa khóa, biết cách kết hợp các phương pháp điều trị một cách hợp lý, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh và kéo dài tuổi thọ của mình.

TIM Care Diamond sản phẩm hàng đầu cho người bệnh mạch vành

Bên cạnh các các phương pháp hỗ trợ điều trị, cải thiện lối sống giải pháp hỗ trợ điều trị mạch vành từ thảo dược có thể giúp làm tăng cao hiệu quả điều trị. Trong đó TIM Care Diamond – sản phẩm hàng đầu hiện nay có thể bảo vệ tim mạch toàn diện (khỏe cơ tim, bền thành mạch, đánh tan huyết khối) bởi cơ chế ĐA TÁC ĐỘNG.


Hiện nay trên thị trường có một sản phẩm hỗ trợ tim mạch được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn đó là TIM Care Diamond của Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị Y tế Nhật Đức.

Sản phẩm hỗ trợ hoạt huyết, hỗ trợ giảm huyết ứ, hỗ trợ giảm nguy cơ huyết khối, hỗ trợ giảm ứ trệ tuần hoàn.
TIM Care Diamond dùng cho người bị tổn thương tim mạch do huyết khối, tai biến mạch máu do tắc mạch, ứ trệ tuần hoàn, di chứng sau nhồi máu cơ tim.
TIM Care Diamond được Bộ Y Tế cấp phép số 8985/2018/ĐKSP. Sản phẩm được Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận là TOP 100 sản phẩm VÀNG bảo vệ tim mạch năm 2018.

*Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.