ĐỘT QUỴ KHÁC ĐỘT TỬ? Cách phòng tránh nguy cơ đột tử hiệu quả

Đột quỵ

Bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn cụ thể hơn về tình trạng đột tử. Hiểu được đột tử và đột quỵ khác nhanh như thế nào.

Các dấu hiệu cảnh báo đột tử do tim cần hết sức lưu ý

Cách phân biệt từ khái niệm giữa đột quỵ và đột tử

Đột quỵ (stroke) là tai biến mạch máu não, thường biểu hiện là đột ngột liệt 1/2 người, ngã quỵ. Có thể kèm hôn mê, nhưng tim vẫn hoạt động bình thường nên thường không chết liền..

Còn Đột tử (sudden cardiac death) là biến cố tim ngừng đập đột ngột không báo trước. Và hầu hết mất tính mạng luôn, trừ khi được cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.

Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ thiếu máu não xảy ra khi có cục máu đông tại mạch máu não. Hoặc từ nơi khác theo dòng máu di chuyển đến não gây tắc nghẽn mạch máu. Tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên bị tổn thương, nếu để lâu tế bào sẽ chết. Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ.

Nguyên nhân đột tử tim ?

Tim là động cơ chính của cơ thể, bơm máu đem chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng mọi cơ quan. Động cơ sẽ ngừng hoạt động khi (1)N “bị nghẹt xăng” hoặc (2) “bị cúp điện”.

Nghẹt xăng là khi ống dẫn xăng (động mạch vành) bị tắc nghẽn. Khi đó dòng máu không đến nuôi dưỡng tế bào tim được. Đây là bệnh HẸP MẠCH VÀNH

Tim đập được là nhờ có một máy phát điện nhỏ phát ra dòng điện liên tục đều đặn và lan truyền đi khắp trái tim nhờ hệ thống dây điện, khi bộ máy phát điện này bị suy yếu, hoặc hệ thống dây điện bị “chập”, thì tim sẽ bị “cúp điện”, ngừng hoạt động. Đây là bệnh LOẠN NHỊP TIM.

Nói tóm lại, đột tử tim xảy ra do nguyên nhân bệnh mạch vành hoặc do bệnh loạn nhịp tim.

Làm sao để biết có nguy cơ bị đột tử tim?

Một trái tim hoàn toàn khỏe mạnh thì hiếm khi xảy ra sự cố. Đột tử tim hầu như chỉ xảy ra trên một trái tim “đã bị bệnh” nhưng không được phát hiện.

Dấu hiệu gợi ý bạn có khả năng bị bệnh tim mạch và nguy cơ đột tử

  • Trong gia đình có người đột tử, mất đột ngột khi trẻ tuổi không rõ nguyên nhân.
  • Có người thân mắc bệnh tim di truyền như Brugada (loạn nhịp tim), bệnh cơ tim phì đại.
  • Hút thuốc lá, béo phì, đời sống căng thẳng, ít vận động thể dục thể thao
  • Bị tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý

Cách hiệu quả nhất để “phòng ngừa đột tử tim” là khám kiểm tra định kỳ với Bác sỹ chuyên khoa Tim mạch.

Bác sĩ Tim mạch sẽ làm gì để kiểm tra nguy cơ đột tử?

Đầu tiên, Bác sĩ sẽ tìm hiểu kỹ về tiền sử gia đình và những triệu chứng gợi ý bệnh tim mạch như hay bị ngất xỉu, hồi hộp trống ngực vô cớ, hay thấy đau tức ngực và nghẹt thở khi chơi thể thao hay đi cầu thang.

Bên cạnh những thử nghiệm thông thường như xét nghiệm máu, đo điện tim ECG và siêu âm tim. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện (a) Điện tim ECG gắng sức và (b) Đeo máy Holter ECG liên tục trong nhiều ngày, để phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn.

Trắc nghiệm gắng sức ECG nhằm đặt trái tim ở trạng thái hoạt động mạnh nhất, nhằm bộc lộ rõ bệnh lý nếu có, bạn sẽ được đo điện tim ECG trong lúc đạp xe đạp trên máy hoặc chạy bộ trên thảm lăn ở nhiều mức độ theo hướng dẫn của Bác sĩ. Bất thường bệnh lý nếu có sẽ thể hiện trên ECG trong lúc gắng sức đó.

Holter ECG (ghi điện tim liên tục nhiều ngày) nhằm mục đích phát hiện những loạn nhịp tim bất thường có thể bị bỏ sót nếu chỉ đo điện tim thông thường. Bác sĩ thường gắn máy holter ECG trước ngực và bạn về nhà sinh hoạt như bình thường trong 3 đến 7 ngày, máy sẽ ghi lại toàn bộ diễn tiến về điện tim trong lúc ngủ, lúc căng thẳng, lúc chơi thể thao hoặc khi gắng sức làm việc nặng.

Tùy tình huống cụ thể, Bác sĩ Tim mạch có thể yêu cầu những khảo sát chuyên sâu hơn như chụp MRI tim, chụp CT hay mạch vành DSA.

Những bệnh lý tim mạch nguy hiểm có điều trị được không?

May mắn là ngành tim mạch ngày nay có rất nhiều tiến bộ trong điều trị, như đặt stent, cấy máy tạo nhịp hay máy shock phá rung ICD, và những thuốc tim mạch thế hệ mới…Tất cả đều chứng minh hiệu quả điều trị và phòng ngừa nguy cơ đột tử đối với rất nhiều bệnh lý tim mạch nghiêm trọng mà trước kia y học bó tay.

Hãy hài lòng với những gì mình đang có, đừng bắt cơ thể phải gắng sức quá nhiều. Đó là một trong những cách giảm stress hiệu quả. Tránh xa rượu bia và thuốc lá. Ăn nhiều rau xanh và trái cây, tránh táo bón, tốt cho sức khỏe.

Dành ra 15 phút mỗi ngày để tập thể dục. Không thức quá khuya, hạn chế làm việc ca kíp. Ngủ đủ giấc (ít nhất 6 giờ/ngày). Nên có một lần khám kiểm tra sức khỏe tổng quát nếu đã U40. Sau đó, định kỳ kiểm tra 1-2 năm một lần.

Đặc biệt, người ngủ ngáy nên được xem là người có bệnh, nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, việc sử dụng thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cũng có tác dụng phòng ngừa nguy cơ đột tử rất hiệu quả. Chuyên gia tim mạch khuyên nên sử dụng những sản phẩm bảo vệ có nguồn gốc rõ ràng, được chứng minh có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa nguy cơ đột tử tim do biến chứng tim mạch.