Tim đập nhanh có nên tập thể dục hay không ?

Tăng cường sức khỏe

Khi bị rối loạn nhịp tim nhanh, trống ngực bạn có thể cảm nhận tim đập nhanh và bị lỡ nhịp. Nhất là khi tập thể dục tình trạng tim càng đập nhanh. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tim đập nhanh có nên tập thể dục hay không ?

 

Thế nào là tim đập nhanh ?

Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), nhịp tim ở mức 60 – 100 nhịp/phút được coi là bình thường. Với những người tim đập nhanh, nhịp tim có thể tăng cao hơn 100 nhịp/phút.

Nhiều người nhận thấy mỗi khi tập thể dục, thể thao, nhịp tim của bạn lại tăng lên rất nhanh. Tuy nhiên nhìn chung, những người tập thể dục thường xuyên lại có thể giữ nhịp tim ở mức ổn định, thông thường ở mức 55 nhịp/ phút.

Tập thể dục và tình trạng tim đập nhanh

Theo các chuyên gia từ Bệnh viện Đại học Iowa (Mỹ). Tình trạng trống ngực, rối loạn nhịp tim ít khi xảy ra trong quá trình tập luyện . Thường xảy ra trước và sau khi hoạt động thể chất. Khi tập luyện, nhịp tim sẽ dần tăng nhanh theo cường độ tập, loại bỏ các cơn trống ngực, rối loạn nhịp tim.

Sau khi tập luyện, vận động, lượng adrenaline trong cơ thể vẫn ở mức cao. Sau khoảng một thời gian cho tới khi nhịp tim chậm lại dần. Trong thời gian này, các cơn trống ngực, rối loạn nhịp tim có thể quay trở lại.

Vậy tim đập nhanh có nên tập thể dục không ?

Rất nhiều bệnh nhân thắc mắc”tim đập nhanh có nên tập thể dục không?” và câu trả lời là có. Trên thực tế, tập thể dục vừa sức, thường xuyên có thể giúp làm giảm căng thẳng. Một trong những nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý các hoạt động khác nhau, có thể ảnh hưởng khác nhau tới tần suất rối loạn nhịp tim. Tốt hơn hết, hãy thử nhiều hoạt động thể chất để xác định bài tập phù hợp với bạn.

Lưu ý cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh khi tập thể dục

  • Các bài tập thể dục cho người nhịp tim nhanh: Không phải bài tập thể dục nào cũng tốt cho người bị nhịp tim nhanh. Theo các chuyên gia, các bài tập có nhịp điệu là các bài tập tốt nhất giúp bạn ổn định nhịp tim.
  • Theo đó, 7 bài tập có nhịp điệu tốt nhất giúp khắc phục tình trạng tim đập nhanh bao gồm: Đi bộ, đi bộ nhanh, chạy bộ,  chèo thuyền, bơi lội, đạp xe và khiêu vũ.
  • Nên đeo máy theo dõi nhịp tim khi tập thể dục: Đeo máy theo dõi nhịp tim sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn khi biết nhịp tim đang nằm trong ngưỡng an toàn.
  • Hiện có rất nhiều loại máy theo dõi nhịp tim tích hợp trong các loại đồng hồ đeo tay, rất dễ sử dụng và tiện dụng khi tập thể dục.
  • Tham khảo ý kiến Bác sĩ: Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ với những bài tập mới. Nhằm đảm bảo bài tập này an toàn cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh.
  • Tập bài tập khiến nhịp tim tăng lên từ 60 – 80% so với nhịp tim cao nhất của bạn
  • Cố gắng giữ nhịp tim đều đặn, nhịp nhàng trong khi tập luyện: Giữ nhịp tim đều đặn trong ít nhất 20 phút, lý tưởng nhất là 30-40 phút.
  • Cố gắng tập thể dục ít nhất 4-5 ngày/ tuần.