Siêu âm tim có phát hiện bệnh mạch vành không ?

tim mạch

Siêu âm tim là phương pháp hiện đại để chuẩn đoán các bệnh lý về tim mạch. Giúp thăm dò không chảy máu và có thể cho thấy hình ảnh các van tim, cơ tim thông qua nguyên lý siêu âm. Bởi vậy mà được nhiều bệnh nhân tim quan tâm và muốn lựa chọn. Vậy siêu âm phát hiện mạch vành được không là câu hỏi nhiều người cần giải đáp.

Siêu âm tim là gì? Tại sao nên siêu âm tim tại Bệnh viện Tim Hà Nội

Siêu âm tim là gì ?

Siêu âm tim là một thăm dò chuẩn đoán bằng cách sử dụng sóng siêu âm tần số cao (siêu âm) để có được những hình ảnh động về tim và những cấu trúc liên quan đến tim. Đây là một kỹ thuật không xâm lấn, không sử dụng bức xạ và hiếm xảy ra tác dụng phụ.

Có các kiểu siêu âm tim sau:

  • Siêu âm tim qua thành ngực
  • Siêu âm tim qua thực quản
  • Siêu âm Doppler
  • Siêu âm tim ba chiều
  • Siêu âm tim gắng sức

Siêu âm tim phát hiện những bất thường nào ?

Bằng sóng siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được cấu trúc tim ; cách tim hoạt động, co bóp; kích thước tim; hình dạng tim; kích thước và chuyển động bơm của các thành tim; sự hoạt động của van tim.

Dựa vào đó, bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán các vấn đề tim mạch như:

  • Bệnh lý về van tim: Hẹp van tim, hở van tim,…
  • Thay đổi kích thước tim: Huyết áp cao, hoặc các bệnh khác có thể làm cho các buồng tim và cơ tim tăng kích thước bất thường.
  • Tổn thương tim: Siêu âm tim giúp bác sĩ phát hiện và chuẩn đoán các bất thường trong quá trình tống máu. Giúp chẩn đoán và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm khi hoại tử cơ tim kéo dài như nhồi máu cơ tim cấp.
  • Dị tật tim: Siêu âm tim có thể xác định bất thường tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Tràn dịch màng tim: Tràn dịch màng ngoài tim là biểu hiện thường gặp của bệnh màng ngoài tim nguyên phát hoặc do quá trình bệnh lý của cơ thể.
  • Theo dõi phương pháp điều trị các bệnh lý về tim: Theo dõi mức độ đáp ứng của tim đối với các phương pháp điều trị khác nhau như thuốc điều trị suy tim, van nhân tạo và máy tạo nhịp.

Khi nào cần siêu âm tim ?

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện siêu âm tim vì nhiều lý do, ví dụ khi phát hiện ra những bất thường về tim mạch qua các xét nghiệm khác, hoặc biểu hiện bệnh tim, hoặc nghe tim bằng ống nghe.

Ngoài ra, nếu người bệnh gặp phải những vấn đề nghi có liên quan tới tim kèm theo các triệu chứng sau thì nên đến gặp bác sĩ để siêu âm tim kịp thời :

  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau thắt vùng ngực
  • Khó thở, nhịp tim đập loạn nhịp, lúc nhanh lúc chậm không như tiêu chuẩn của nhịp tim đập mỗi phút.
  • Nghi ngờ mắc bệnh về tim do người nhà có tiền sử mắc bệnh về tim
  • Khi làm việc thấy tim đập nhanh và nghẹn lại khó thở
  • Đang ngồi tự dưng đau ngực, hụt hơi, đau tim và nôn ói
  • Có những người bị đau vùng vai trái, đau cánh tay, đau cổ, đau lưng hay đau ở hàm thì cũng nên đi siêm âm tim vì đây cũng là biểu hiện cách triệu chứng của bệnh thiếu máu cơ tim.

Siêu âm tim phát hiện bệnh mạch vành được không ?

Siêu âm tim chính là phương pháp tối ưu để phát hiện bệnh mạch vành. Cụ thể đó là phương pháp siêu âm tim gắng sức. Siêu âm tim gắng sức là siêu âm qua thành ngực kèm với khả năng gắng sức của bệnh nhân, để đạt được tần số tim đích thị theo tuổi. Trong quá trình gắng sức bác sĩ làm siêu âm sẽ ghi nhận lại hình ảnh rối loạn vận động bất thường và so sánh với vận động thành cơ tim lúc nghỉ.

Có 3 cách tiến hành siêu âm gắng sức:

  • Gắng sức bằng thể lực như đạp xe (tư thế nằm, ngồi, nửa nằm nửa ngồi ) hoặc chạy trên thảm lăn. Phương pháp này có ưu điểm là hoạt động gắng sức gần với sinh lý bình thường, không phải sử dụng thuốc nên không lo tác dụng phụ của thuốc, vì thế khá an toàn. Tuy nhiên nó có khó khăn cho việc đánh giá vì thường không theo dõi siêu âm được liên tục, mà chỉ thực hiện được ở giai đoạn đầu, đỉnh của gắng sức và giai đoạn hồi phục.
  • Gắng sức bằng thuốc như Dobutamin, Dipyridamole, Adenosine… Đây là phương pháp hay được dùng nhất vì thuận tiện cho ghi hình siêu âm và người thầy thuốc có thể chủ động trong quá trình kiểm tra. Thuốc khá an toàn tuy nhiên cũng gây một số tác dụng phụ nhất định.
  • Kích thích nhĩ qua thực quản hoặc tạo nhịp.

Xem thêm : Trường hợp nào cần chỉ định chụp mạch vành ?

Siêu âm tim có tác dụng phụ hay biến chứng gì không ?

Có thể nói, siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán và kiểm tra tim mạch hiện đại, cho hình ảnh rõ nét hơn. Hơn nữa siêu âm tim thông thường qua ngực không gây đau, không có biến chứng.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Cảm giác khó chịu khi bác sĩ tháo bỏ băng dính gắn các điện cực trên ngực.
  • Cổ họng đau trong vài giờ nếu siêu âm tim trong thực quản, hiếm trường hợp ống siêu âm làm xước cổ họng bên trong. Trong quá trình siêu âm, bạn có thể sẽ gặp phải vấn đề hô hấp do thuốc an thần hoặc lượng oxy hít thở.
  • Việc gắng sức hay dùng thuốc trong siêu âm tim: gắng sức có thể gây loạn nhịp tim tạm thời chứ không phải do siêu âm tim.