Rối loạn nhịp tim : Đừng chủ quan kẻo rước họa vào thân

Đau thắt ngực và lầm tưởng

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về nhịp tim, cảnh báo những thất thường về sức khỏe. Vậy rối loạn nhịp tim nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào ?

 

Rối loạn nhịp tim là gì ?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, có thể là bất thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim và biểu hiện lâm sàng là: Nhịp quá nhanh (tần số > 100 lần/ phút) hoặc quá chậm (tần số < 60 lần /phút), không đều hoặc lúc nhanh lúc chậm.

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim

  • Yếu tố tâm lý: Căng thẳng quá độ, stress, lo lắng, sợ hãi…
  • Yếu tố tuổi tác: Những người tuổi cao trên 60 dễ dẫn đến rối loạn nhịp tim
  • Mắc các bệnh lý về tim mạch như: Bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh van tim, cao huyết áp.
  • Do sử dụng thuốc hoặc các chất kích thích như thuốc chữa hen suyễn, thuốc trị cảm cúm và các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…
  • Yếu tố di truyền
Người cao tuổi là đối tượng nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim
  • Một số bệnh lý khác cũng có thể gây rối loạn nhịp tim: Rối loạn thần kinh tim, cường giáp, tiểu đường, thiếu máu, rối loạn điện giải do sốt, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm độc

Phân loại rối loạn nhịp tim

Phân loại theo đặc điểm:

  • Rối loạn nhịp tim nhanh: Xảy ra khi tim đập > 100 lần/ phút lúc nghỉ ngơi
  • Rối loạn nhịp tim chậm: Xảy ra khi tim đập < 60 lần lần/ phút
  • Ngoại tâm thu: Là tình trạng xuất hiện những nhịp đập bất thường của tim. Tim đập quá sớm vào lúc chưa được phép đã đập, sau nhịp đập sớm này, tim nghỉ bù một lát để lấy lại sức trước khi đập nhịp tiếp theo.

Phân loại theo vị trí:

  • Rối loạn nhịp trên thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra ở các vùng phía trên của tâm thất như nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ
  • Rối loạn nhịp thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra tại tâm thất như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất.

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

  • Hồi hộp, trống ngực
  • Cảm giác nhịp tim đập nhanh hơn và chận hơn so với bình thường
  • Cảm giác mệt mỏi, khó thở
  • Đau ngực
  • Choáng váng, hoa mắt, chóng mặt

Rối loạn nhịp tim nguy hiểm không ?

Rối loạn nhịp tim để lại nhiều biến chứng khôn lường. Những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải trong các trường rối loạn nhịp tim nặng và kéo dài đó là: Huyết khối, suy tim, ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim, đột qụy. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của trái tim, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay.

Cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim ?

Thay đổi lối sống

Thực hiện thay đổi lối sống sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim và giữ được trái tim khỏe mạnh:

  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: Ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol…
  • Tăng cường hoạt động thể chất
  • Bỏ thuốc lá
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc,…
  • Giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống

Tuân thủ điều trị

Khi được chuẩn đoán rối loạn nhịp tim, cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng phương pháp điều trị khác nhau:

  • Loại bỏ một số tác nhân gây loạn nhịp như một số loại thuốc điều trị hoặc chất kích thích
  • Điều trị tốt các bệnh lý nền: Bệnh tim mạch, bệnh cường giáp, bệnh tiểu đường.
  • Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định: Thuốc chẹn benta, thuốc chẹn kênh calci.
  • Áp dụng các nghiệm pháp làm giảm nhịp tim bằng cách gây cường phó giao cảm: Ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp Valsalva…
  • Các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng hoặc đáp ứng không tốt với điều trị nội khoa thì cần phải áp dụng các phương pháp khác: Đặt máy tạo nhịp, sốc điện tim, đốt điện sinh lý, phẫu thuật,…

Xem thêm: Nhịp tim chậm nguy hiểm như thế nào ?