Phẫu thuật bắc cầu mạch vành : Giải pháp hiệu quả trong điều trị bệnh mạch vành

Phẫu thuật

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là phương pháp mang đến nhiều lợi ích to lớn; giúp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này đang được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Đặc biệt là những vấn đề xoay quanh như phẫu thuật bắc cầu mạch vành là gì? Có biến chứng gì không cùng cách chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật ra sao ?

 

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là gì ?

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một thủ tục phục hồi lưu lượng máu đến cơ tim bằng cách chuyển hướng dòng chảy của máu xung quanh một phần của một động mạch bị chặn trong tim.

Phẫu thuật bắc cầu sử dụng một mạch máu khỏe mạnh lấy từ chân, cánh tay, ngực hay bụng và kết nối các động mạch khác trong tim; do đó máu được đi qua xung quanh khu vực bệnh hoặc bị chặn. Sau khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành bình thường, lưu lượng máu được phục hồi.

Phẫu thuật bắc cầu có thể giúp giảm nguy cơ bị đau tim. Đối với nhiều người, những người đã phẫu thuật bắc cầu mạch vành; các triệu chứng như đau ngực và khó thở giảm sau khi đã phẫu thuật.

Đối tượng cần phẫu thuật bắc cầu mạch vành ?

Khi bệnh mạch vành tiến triển ở giai đoạn nặng, đứng trước nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp hoặc mạch vành bị tắc hẹp nhiều nhánh nhưng không thể can thiệp bằng phương pháp nong mạch, đặt stent; lúc này bắc cầu động mạch vành có thể sẽ được chỉ định. Phương pháp này cũng sẽ phù hợp với những ai đã từng đặt stent nhưng bị tái tắc hẹp trở lại; hoặc khi có một số bệnh mắc kèm như tiểu đường, bệnh van tim, phình động mạch chủ.

Để quyết định rằng, bạn có phải là một “ứng cử viên” cho phương pháp bắc cầu mạch vành hay không, bác sĩ sẽ cần cân nhắc dựa trên các yếu tố:

– Những biểu hiện, triệu chứng của bệnh mạch vành, thường xuyên xuất hiện cơn đau thắt ngực không ổn định.

– Mức độ tắc nghẽn nghiêm trọng và xuất hiện ở nhiều vị trí động mạch nhỏ.

-Không có khả năng đáp ứng phương pháp điều trị khác

-Tuổi tác và tình trạng sức khỏe tốt. Nếu tuổi quá cao sức khỏe yếu thì rất dễ gặp phải biến chứng ngay trên bàn mổ.

Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Phẫu thuật bắc cầu là cách thức điều trị triệt để nhất đối với các bệnh lý mạch vành; đặc biệt là trong trường hợp nhiều nhánh mạch vành cùng lúc đều bị hẹp; hoặc có một nhánh bị hẹp tại nhiều chỗ.

Đây cũng là biện pháp được khuyến cáo thực hiện khi người bệnh có tiền căn mắc đái tháo đường; thời gian sống còn dài, kèm theo các khiếm khuyết khác cần sửa chữa trong tim và nhất là nguy cơ xảy ra khi phẫu thuật có thể chấp nhận được.

Về mặt lợi ích, phẫu thuật bắc cầu mạch vành có thể:

  • Chấm dứt các cơn đau thắt ngực, cảm giác hụt hơi và nặng ngực
  • Giảm thiểu nguy cơ biến chứng và nhồi máu cơ tim.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân
  • Giúp kéo dài thời gian sống với trái tim khỏe mạnh hơn

Các biến chứng bệnh nhân có thể gặp phải

Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ mất nhiều tuần hoặc có thể nhiều tháng để hồi phục sức khỏe.

Người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, cơ thể suy nhược và đau ở vết mổ trong vài tuần.

Khoảng 1/3 bệnh nhân sau phẫu thuật có thể mắc chứng trầm cảm, nếu để lâu không chữa, bệnh sẽ càng mất nhiều thời gian để hồi phục.

Một số biến chứng có thể xuất hiện sau phẫu thuật khác gồm : nhồi máu cơ tim, cơ tim bị yếu tạm thời, rối loạn nhịp tim, tràn dịch màng phổi hoặc vết mổ bị nhiễm trùng…

  • Xem thêm: Bệnh mạch vành, nguyên nhân và cách chữa trị

Phẫu thuật bắc cầu duy trì hiệu quả trong bao lâu ?

Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có thể là giải pháp “cứu cánh” cho bệnh nhân trong những trường hợp cấp cứu, tuy nhiên động mạch bắc cầu chỉ có thể duy trì hiệu quả trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm.

Theo kết quả nghiên cứu của trường đại học columbia, Mỹ cho thấy, tỷ lệ tái phát đau thắt ngực năm đầu tiên sau phẫu thuật là 24% và sau 6 năm là 40%. Điều này có liên quan đến tình trạng tái tắc hẹp mạch vành ngay đoạn động mạch làm cầu nối hoặc xuất hiện vị trí xơ vữa khác do quá trình tổn thương, viêm bên trong mạch máu.

Người bệnh cần làm gì sau phẫu thuật ?

Mặc dù phẫu thuật cải thiện cung cấp máu cho tim, nó không chữa khỏi bệnh mạch vành. Kết quả ngắn và kết quả dài hạn sẽ phụ thuộc một phần vào việc dùng thuốc theo chỉ dẫn và theo khuyến nghị lối sống lành mạnh như:

  • Ngừng hút thuốc lá
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn khoa học tốt cho tim mạch, giảm cholesterol ( người bệnh nên ăn các loại thịt màu trắng như thịt da cầm bỏ da hoặc ăn cá 3-5 lần/ tuần, tăng cường ăn rau củ quả tươi).
  • Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
  • Kiểm soát huyết áp
  • Tập các bài tập điều độ nhằm duy trì sức khỏe tim mạch như: aerobic, đi bộ, chạy nhẹ nhàng đạp xa. Tập 3-5 lần / tuần, mỗi lần khoảng 20′.

Xem thêm giải pháp bảo vệ mạch vành TẠI ĐÂY