Nhịp tim chậm nguy hiểm khôn lường

Hệ van tim

Chứng nhịp tim chậm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, thậm chí cướp đi tính mạng của bệnh. Vì thế, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về vấn đề nhịp tim chậm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị để người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch | Vinmec

Nhịp tim chậm là gì ?

Ở người trưởng thành, nút xoang phát xung nhịp 60-100 lần/ phút, do vậy nhịp tim bình thường cũng dao động trong khoảng đó. Nhịp tim dưới 60 lần được gọi là nhịp tim chậm.

Nhịp tim chậm có thể là dấu hiệu của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung điện tim, nghĩa là vị trí phát xung điện tự nhiên của tim – nút xoang, hoạt động không bình thường, hoặc con đường dẫn truyền xung điện trong tim vì nguyên do nào đó bị tổn thương, không nguyên vẹn.

Ở trường hợp nặng, tim sẽ đập rất chậm, lưu lượng tuần hoàn rất thấp, lượng máu không đủ đáp ứng nuôi cơ thể, do đó sẽ có nhiều triệu chứng biểu hiện ra ngoài và đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng
  • Hụt hơi, hơi thở ngắn
  • Người mệt mỏi
  • Đau ngực, đánh trống ngự
  • Tụt huyết áp

Nguyên nhân gây ra

  • Quá trình lão hóa gây ra những thay đổi cấu trúc tim làm ảnh hưởng đến tính dẫn truyền tim
  • Một số bệnh gây hư hỏng hệ thống điện trong tim, bao gồm: Bệnh mạch vành, các bệnh nhiễm trùng như viêm nội tâm mạc và viêm cơ tim
  • Các yếu tố làm chậm xung điện của tim như suy tuyến giáp hoặc sự mất cân bằng điện giải do quá nhiều kali trong máu, suy nút xoang
  • Một số loại thuốc như chẹn benta, thuốc chống loạn nhịp tim và digoxin được sử dụng trong điều trị bệnh tim và bệnh cao huyết áp cũng là một trong những nguyên nhân. Trong trường hợp này, nếu giảm liều nhịp tim sẽ nâng lên như ban đầu.
  • Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ như: Tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng, lo âu kéo dài.

Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?

Chậm nhịp tim sẽ làm giảm lượng máu đi nuôi cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống : Mệt mỏi, đau ngực, choáng đầu, thậm chí có thể ngất xỉu, nếu tiếp tục kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim- con đường chung của hầu hết các bệnh tim mạch. Nghiêm trọng hơn cả trong trường hợp nhịp tim quá chậm gây ngừng tim có thể đe dọa tính mạng.

Xem thêm: Huyết áp tăng đột ngột: Cách xử lý chính xác nhất

Cách điều trị như thế nào ?

Dùng thuốc điều trị

  • Trong trường hợp nhịp tim bị chậm là hậu quả của bệnh khác gây nên. Ngoài kiểm soát chứng chậm nhịp tim, người bệnh cần phải điều trị các bệnh lý mắc kèm bằng thuốc tây hoặc các phương pháp điều trị khác.
  • Nhịp tim bị chậm do suy nút xoang cấp thường được chỉ định dùng Atropin, Isoproterenol. Các dùng và liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng của bệnh.
  • Nếu một vấn đề khác, chẳng hạn như chứng suy giáp hoặc mất cân bằng điện giải, gây nhịp tim bị chậm. Trong trường hợp này nhịp tim chậm có thể chữa khỏi
  • Nếu do một loại thuốc nào đó, sẽ điều chỉnh liều và kê toa thuốc khác. Khi đó, tình trạng sẽ thuyên giảm. Tuy nhiên bạn không được ngừng dùng những loại thuốc này.

Đặt máy tạo nhịp tim

Trường hợp nhịp tim bị chậm do hư hỏng hệ thống điện trong tim do suy nút xoang ở mức độ nặng bạn sẽ phải đặt máy tạo nhịp. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị được đặt dưới da giúp điều chỉnh nhịp tim.

Hầu hết những người đặt máy tạo nhịp tim điều có cuộc sống bình thường, tích cực. Bạn sẽ phải tránh những thứ có từ trường mạch và điện. Các thiết bị này có thể khiến máy tạo nhịp tim hoạt động bất ổn. Sau khi đặt máy tạo nhịp, người bệnh vẫn tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra bởi máy tạo nhịp có tuổi thọ khoảng 10-15 và có thể gặp những biến cố nhất định. Gọi ngay bác sĩ nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường cho thấy máy tạo nhịp hoạt động không đúng như:

  • Nhịp tim của bạn nhanh hoặc chậm, bỏ nhịp hoặc rung nhĩ
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Thở dốc…

Người bệnh cần làm gì ?

Một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý giúp cải thiện tình trạng của bệnh tim mạch. Cụ thể là:

  • Chế độ ăn nhiều trái cây, rau ngũ cốc, cá và các loại thực phẩm bơ sữa ít béo hoặc không béo.
  • Tránh hoạt động gắng sức nhưng nên tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ như đi bộ sẽ tốt cho tim mạch hơn
  • Giảm cân nếu đang có thể trạng béo, thừa cân
  • Nếu đang mắc các bệnh tim mạch hoặc các bệnh liên khác như suy tuyến giáp.. bạn cần có phương pháp điều trị tốt những bệnh này
  • Trong trường hợp ngất đi hoặc có các triệu chứng của cơn đau tim, hụt hơi nhiều nên đi thăm khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.