Hoàng Đằng: Công dụng với tim mạch, dùng sao cho hiệu quả

Hoàng đằng

Là một trong những thảo dược quý hiếm của y học cổ truyền; được dùng trong các bài thuốc đông y để chữa rất nhiều loại bệnh. Vậy công dụng, cách dùng Hoàng Đằng như thế nào ? Cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé.

Hoàng đằng có tác dụng gì? | Vinmec

Đặc điểm của cây

Tên thường gọi: Hoàng đằng còn được gọi là Nam hoàng liên, dây vàng

Tên khoa học: Fibraurea tinctoria Lour

Họ khoa học: Thuộc họ Tiết dê – Menispermaceae.

Mô tả: Cây leo to có rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, dài 9-20cm, rộng 4-10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang; có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên hai đầu. Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chùy dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh hai lần, dài 30-40cm.

Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị, chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng. Mùa hoa tháng 5-7

Phân bố và thu hái: Cây của miền Đông Dương và Malaixia, mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát vùng núi, gặp nhiều từ Nghệ An vào tới các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thu hái rễ và thân cây vào tháng 8-9, cạo sạch lớp bần bên ngoài, chặt từng đoạn, phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hóa học: Hoạt chất là acaloid mà chất chính là palmatin 1- 3,5 và một ít jatrorrhizin, columbamin và berberin.

Công dụng của cây Hoàng đằng

Là một trong những dược liệu quý của y học cổ truyền. Trong cây chứa nhiều dược chất giúp chữa được rất nhiều loại bệnh. Cùng tìm hiểu cụ thể về công dụng, cách dùng của cây nhé:

Chữa viêm đường tiết niệu, viêm gan virus, viêm phế quản, bạch đới, viêm tai trong và hội chứng lỵ: Hoàng đằng, Mộc thông, Huyết dụ, mỗi vị 10-12g, sắc uống.

Chữa viêm tai có mủ: Bột Hoàng đằng 20g trộn phèn chua 10g, thổi dần vào tai ngày 2-3 lần.

Chữa mắt sưng đỏ hoặc có màng: Hoàng đằng 4g, phèn chua chút ít, tán nhỏ, chưng cách thuỷ gạn lấy nước trong mà nhỏ mắt. Hoặc dùng bột Palmatin chlorhydrat  và pha chế thành thuốc nước để nhỏ mắt.

Chữa viêm ruột kiết lỵ: Hoàng đằng 14g, cỏ sữa lá lớn 20g, lá mơ 20g sắc uống

Chữa kẽ chân viêm lở, chảy nước ngứa: Hoàng đằng 10-12g, Kha Tử 10g, hai vị giả nhỏ sắc lấy nước đặc ngâm ngày 1-2 lần.

Trẻ em người nóng, da nổi mụn như cơm cháy: Dùng Hoàng đằng nấu nước loãng tắm ngày 1-2 lần.

Công dụng tuyệt vời trong việc chữa các bệnh lý về tim mạch

Về công dụng:

Đa số những tác dụng mà Hoàng đằng mang lại điều nhờ và chất Berberin và Palmatin dồi dào trong chúng:

  • Chất Berberin lúc tăng độ đàn hồi trong mạch máu, ngăn ngừa sự phát triển của các mảng xơ vữa, bên cạnh đó cũng làm ức chế sự hình thành của phản ứng viêm. Bởi vậy cây Hoàng đằng rất hữu hiệu để chữa bệnh xơ vữa động mạch hay các bệnh lý về viêm cơ tim.
  • Hoàng đằng làm giảm nồng độ lipid và ngăn ngừa sự tích tụ các loại mỡ xấu như triglyceride và cholesterol trong lòng mạch, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của mảng xơ vữa mạch vành. Nghiên cứu tại viện dược liệu công nghệ sinh học, đại học Y Bắc Kinh, Trung Quốc còn đánh giá hiệu quả của Berberin trong điều trị rối loạn lipid máu tương đương với Statin – nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  • Không chỉ vậy, Beberin còn giúp thư giãn mạch máu, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, cải thiện đáng kể các triệu chứng khó thở, mệt mỏi do tim, giảm tần suất nhịp ngoại tâm thu và cải thiện chức năng tim, tăng chỉ số phân suất tống máu.
  • Hoàng đằng còn làm tăng khả năng giãn nở và co bóp của tim.
  • Chất Palmatin có trong cây Hoàng đằng giúp chống rối loạn tim, ổn định huyết áp cho người cao tuổi.

Bởi vậy, giá trị của Hoàng đằng trong việc chữa các bệnh lý về tim mạch và vô cùng lớn.

Xem thêm: Hoa dâm bụt- Bài thuốc thần kỳ phòng ngừa bách bệnh

Cách sử dụng

Về cách dùng:

Hoàng đằng được sử dụng rất đa dạng ở nhiều dạng khác nhau như dạng bột hay thuốc viên. Trong dân gian có rất nhiều cách sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh. Tuy nhiên phổ biến và dễ làm nhất vẫn là sắc nước uống. Cây thuốc phơi khô hoặc mua dược liệu khô về, rửa sạch, cho vào nồi cùng 2 lít nước rồi đun sôi khoảng 20 phút, lấy nước uống.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng 6-12g dược liệu khô, quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
  • Hạn chế sử dụng với phụ nữ đang mang thai và những người đang bị bệnh có tính hàn
  • Khi dùng dược liệu chữa bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Không chỉ có Hoàng Đằng là vị thuốc quý đối với tim mạch. Mà Đan sâm – thành phần không thể không nhắc đến.

Vậy Đan sâm có tác dụng thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết TẠI ĐÂY