Hoa dâm bụt: Bài thuốc thần kỳ phòng ngừa bách bệnh

Hoa dâm bụt

Không chỉ là một loại hoa cây cảnh khá đẹp; dâm bụt còn là một vị thuốc được đánh giá cao về tác dụng tuyệt vời trong điều trị nhiều loại bệnh. Cùng tìm hiểu về cách dùng cũng như công dụng của hoa dâm bụt nhé.

Chi Dâm bụt – Wikipedia tiếng Việt

Đặc điểm của cây hoa dâm bụt

Tên thường gọi: Râm bụt, Bụp, Bông bụt, Dâm bụt, Hồng bụt; Phù tang, Mộc Cẩn, Co Ngần (dân tộc Thái), Bioóc ngàn (Tày), Phầy quấy phiằng (Dao).

Tên khoa học: Hibicus rosa sinensis L.

Họ khoa học: Thuộc họ Bông – Malvaceae

Mô tả: Cây nhỡ, cao 4-6m. Lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng to ; lá kèm hình chỉ nhọn.

Hoa ở nách lá, khá lớn, 6-7 mảnh đài nhỏ (tiểu đài) hình sợi; đài hợp màu lục dài gấp 2-3 lần đài nhỏ; tràng 5 cánh hoa màu đỏ; nhị nhiều, tập hợp trên một trụ đài; bầu hình trụ hay hình nón. Quả nang tròn, chứa nhiều hạt. Mùa hoa tháng 5-7.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ hoặc rễ, hoa và lá.

Nơi phân bố: Cây hoa dâm bụt mọc và được trồng ở khắp các vùng miền nước ta để làm cảnh và làm hàng rào. Ngoài ra cây còn mọc ở Malaixia, Philipin, Inđônêxia.

Thành phần hóa học: Hoa chứa thiamin, riboflavin, niacin và acid ascorbic. Hoa vò nát chứa sắc tố anthocyanin và cyanin diglucosid. Trong hoa có lá đều có chất nhầy.

Công dụng của hoa dâm bụt và bài thuốc sử dụng

Công dụng của hoa dâm bụt trong việc chữa bệnh là rất tuyệt vời. Cùng tìm hiểu xem hoa dâm bụt chữa được những bệnh gì nhé.

Viêm tuyến mang tai : Lá hoặc hoa dâm bụt tươi 30g sắc uống. Cũng dùng lá và hoa tươi cùng với lá Phù dung giã nát đắp ngoài.

Viêm kết mạc cấp: Rễ râm bụt 30g sắc uống. Cũng dùng lá hoặc hoa tươi cùng với lá Phù dung giã nát đắp ngoài.

Trúng thử cấm khẩu: Lá râm bụt tươi giã nát, thêm ít muối, sắc uống

Kinh nguyệt không đều: Võ rễ dâm bụt, lá Huyết dụ mỗi vị 30g sắc uống

Dâm bụt không chỉ là hoa cảnh mà còn là một vị thuốc được đánh giá cao về tác dụng tuyệt vời trong điều trị nhiều loại bệnh.

Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi, đại tiện ra máu, mủ: Vỏ thân hoặc vỏ rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ trắng) 50g tươi hoặc 20g khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50g tươi hoặc 20g khô, trần bì (vỏ quýt để lâu ngày) 8g; vỏ râm bụt và lá táo sao vàng, hạ thổ, sau đó cùng trần bì và gừng sắc kỹ với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

Tiêu độc chữa mẩn ngứa: Lá và hoa dâm bụt, hãm nước sôi như pha trà uống trong ngày.

Chữa quai bị sưng đau: Lá râm bụt 1 nắm to (khoảng 30-40g), hành củ 5-10 củ ; giã nhỏ, chế nước sôi để nguội vào gạn lấy nước cốt uống; bã đắp lên chỗ sưng rồi dùng băng cố định lại.

Chữa phụ nữ sau sinh đẻ máu xấu nghịch lên gây nhức đầu, chóng mặt : Hoa dâm bụt khô 8g, gỗ vang (tô mộc) 10-12g, gừng tươi 5-7 lát ; sắc nước uống trong ngày.

Công dụng tuyệt vời của hoa dâm bụt trong việc kiểm soát huyết áp, phòng ngừa bệnh tim mạch

Về công dụng:

Năm 2009 nhóm các chuyên gia nghiên cứu từ trường đại học Y Chung San (Đài Loan) phát hiện hoa dâm bụt có tác dụng hạn chế lượng cholesterol trong máu và giúp giảm nguy cơ bệnh tim, ngăn ngừa hiệu quả quá trình oxy hóa của lipoprotein, giúp thành động mạch thêm vững chắc.

Các nhà khoa học còn cho biết tác dụng chữa bệnh của hoa dâm bụt còn hữu hiệu hơn nữa nếu được kết hợp với rượu vang đỏ hoặc trà để giảm lượng cholesterol và lipid trong máu, giúp điều trị bệnh tim mạch hiệu quả. Vì hàm lượng cholesterol và lipid cao trong máu chính là một trong những nghiên nhân mắc bệnh tim mạch. Các nhà khoa học cũng thực hiện so sánh giữa trà dâm bụt và trà đen. Kết quả cho thấy sau 1 tháng sử dụng trà dâm bụt; chỉ số LDL cholesterol và HDL cholesterol của người bệnh trở về mức bình thường.

Hơn thế nữa, cây dâm bụt có chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát huyết áp tăng cao- nguyên nhân khiến tim hoạt động mạnh, co bóp nhiều, gây nguy cơ biến chứng các bệnh về tim cao.

Cách sử dụng:

Trà hoa dâm bụt có thể pha 2 cách và uống nóng hoặc lạnh.

Cách 1: Cho 2-4 muỗng đài quả dâm bụt khô vào nước nóng vừa phải, ngâm kín khoảng 10-15 phút. Nếu bạn không muốn uống chua thì có thể thêm chút mật ong vào trà cho ngọt. Bạn cũng có thể vắt chanh, bỏ thêm vỏ cam quýt hay vài mẩu quế để tăng thêm hương vị thơm ngon cho trà. Nhớ thêm đá nếu muốn uống lạnh.

Cách 2: Bạn có thể ngâm dâm bụt khô trong nước 2 ngày (không yêu cầu đun sôi), sau đó lọc lấy nước uống. Trà dâm bụt còn có thể ngâm trong nước đường hoặc mật ong để làm siro hoặc ngâm với rượu nhẹ để làm rượu vang uống rất tốt cho sức khỏe.

Lưu ý: Trước kia thực hiện bài thuốc cần ngâm và rửa sạch hoa dâm bụt bằng nước muối. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng dẫn đến bội nhiễm. Đặc biệt là khi dùng ngoài.