Đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền?

Đặt stent

Đặt stent mạch vành là một phương pháp điều trị bệnh mạch vành; thiếu máu cơ tim hiện đại, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vấn đề mà người bệnh đặc biệt quan tâm là đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền; quy trình và cách chăm sóc sức khỏe sau đặt stent ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho bạn

Bệnh nhân cần tuân thủ điều gì sau khi đặt stent mạch vành? | Columbia Asia  Hospital - Vietnam

Khi nào cần đặt stent mạch vành ?

Ưu tiên số 1 cho việc đặt stent là những người bị hội chứng mạch vành cấp; bệnh nhân có biểu hiện đau thắt ngực khi nghỉ; có khó thở, làm xét nghiệm máu có biến đổi về men tim, về điện tâm đồ; đồng thời chụp mạch vành thấy bị tắc hẹp. Khi xác định được chính xác nguyên nhân là bệnh động vành; các bác sĩ mới quyết định cho đặt stent.

Mặc dù theo lý thuyết là tắc hẹp mạch vành hơn 70% nên xem xét việc đặt stent; nhưng các chuyên gia tim mạch khuyến cáo: không can thiệp đặt stent khi chưa có triệu chứng, cần ưu tiên điều trị nội khoa trước. Trong trường hợp tắc nghẽn nghiêm trọng trên diện rộng cần phẫu thuật bắc cầu mới giải quyết được vấn đề.

Đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền ?

Đặt stent mạch vành bao nhiêu tiền là câu hỏi nhiều người bệnh băn khoăn. Tổng chi phí đặt stent mạch vành rơi vào khoảng 40-150 triệu đồng. Chi phí này sẽ thay đổi phù thuộc vào loại stent, số lượng stent và nơi đặt stent.

Giá các loại stent mạch vành

Stent được sử dụng trong điều trị mạch vành có 4 loại chính là stent kim loại thường; stent kim loại phủ thuốc, stent tự tiêu và stent trị liệu kép. Sau đây là giá cụ thể của từng loại stent:

Stent kim loại thường (BMS):

Đây là loại stent được làm bằng ống lưới thép không gỉ, không có lớp phủ thuốc.Giá kim loại thường rơi vào khoảng 15.000.000 đến 20.000.000 / chiếc. Mặc dù chi phí rẻ hơn nhưng có nguy cơ tắc hẹp cao nên hiện nay ít được sử dụng hơn các loại stent khác.

Stent phủ thuốc (Drug eluting stent – DES):

Loại stent này thường phủ thêm 1 lớp thuốc ngăn ngừa hình thành mô sẹo trong lòng stent bên ngoài. Nhờ đó, nguy cơ tái tắc hẹp sau đặt giảm 20-30% so với kim loại stent. Tuy nhiên, giá stent phủ thuốc sẽ cao hơn, rơi vào khoảng 35.000.000 – 45.000.000 VNĐ đồng/ chiếc. Loại stent này cũng còn tiềm ẩm nguy cơ đông máu cao. Một số bệnh nhân cũng có thể bị dị ứng với lớp thuốc phủ ngoài stent.

Stent tự tiêu:

Khung kim loại được thay thế bằng khung polymer có thể tự tiêu sau 3-5 năm. Bên ngoài stent cũng được phủ 1 lớp thuốc chống tái tắc hẹp. Chính vì có nhiều ưu điểm hơn nên giá stent tự tiêu lên tới 55.000.000 đồng – 65.000.000 VNĐ / chiếc. Loại stent này cũng yêu cầu bác sĩ phải có tay nghề cao. Nếu đường kính mạch máu nhỏ hơn 2.5mm hoặc lớn hơn 4mm, người bệnh cũng không đặt được stent tự tiêu.

Stent trị liệu kép:

Stent trị liệu kép được phát triển từ stent phủ thuốc. Bên ngoài vẫn là thuốc chống mô xẹo nhưng bên trong có thêm lớp chống kháng thể để tăng tốc độ phục hồi của các vết thương trong lòng mạch. Tỷ lệ tái hẹp của stent này cực kỳ thấp. Cộng tổng các chi phí bạn sẽ phải bỏ ra 60.000.000 – 120.000.000 VNĐ.

Xem thêm: Phẫu thuật bắc cầu mạch vành

Đặt stent mạch vành được bao lâu?

Tuổi thọ của stent mạch vành tùy thuộc vào loại stent bạn lựa chọn. Stent mạch vành có thể tồn tại vĩnh viễn trong lòng động mạch (trừ stent tự tiêu), nhưng hiệu quả chống tắc mạch của stent chỉ được duy trì trong một thời gian nhất định, lâu là 10-15 năm, nhưng có khi chỉ vài tháng là đã tắc hẹp trở lại.

Quy trình đặt stent mạch vành

Chuẩn bị bệnh nhân

  • Người bệnh được giải thích đầy đủ thông tin và những rủi ro sau thủ thuật
  • Kiểm tra những bệnh lý như: Các bệnh về rối loạn đông máu, dị ứng thuốc cản quang….
  • Kiểm tra bệnh lý đi kèm bệnh lý về thận, bệnh phổi mạn tính…
  • Người bệnh được sử dụng thuốc chống ngưng kết tiểu cầu trước khi tiến hành thủ thuật

Thực hiện thủ thuật

Bước 1: Mở đường vào mạch máu

  • Sát trùng vị trí tạo đường vào máu
  • Mở đường vào mạch máu người bệnh qua động mạch quay hoặc động mạch đùi

Bước 2: Đặt ống thông can thiệp

  • Sau khi chụp động mạch vành chọn lọc, xác định được vị trí cần phải can thiệp
  • Đặt ống thông can thiệp vào lòng động mạch vành
  • Kết nối đuôi ống thông can thiệp với đường đo áp lực

Bước 3: Tiến hành can thiệp mạch vành

  • Tiến hành nong bóng để làm nở rộng lòng mạch vị trí tổn thương
  • Tiến hành đặt stent để tránh hiện tượng hẹp trở lại của lòng động mạch vành sau khi nong bóng
  • Kiểm tra xem stent đã nở tốt hay không
  • Sau khi đã đặt stent, chụp lại động mạch vành để đảm bảo không có biến chứng
  • Cuối cùng rút dây dân ra khỏi động mạch vành

Biến chứng đặt stent mạch vành

Mặc dù được xem là một thủ thuật đơn giản và an toàn, nhưng đặt stent vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Hai biến chứng chính thường gặp là: Tái tắc hẹp do mô sẹo và tắc mạch hoàn toàn do sự hình thành huyết khối trong stent.

– Tái hẹp stent do mô sẹo: Bất kỳ một tác động nào trong kỹ thuật đặt stent cũng có thể làm tổn thương tới các thành mạch máu, đặc biệt là lớp nội mạc (lớp lót trong cùng của động mạch vành). Khi đó, các mô sẹo có thể được hình thành trong khu vực đặt stent, dẫn đến tái hẹp stent trong vòng vài tháng. Nếu tái hẹp tiến triển, sẽ cần làm can thiệp đặt stent mới. Trong một số trường hợp, có thể phải tiến hành phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để giải quyết vấn đề.

– Tắc lại stent do huyết khối: Do sự hình thành cục máu đông tại vị trí đặt stent, gây tắc hẹp đột ngột hoặc thậm chí là tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu – căn nguyên chính gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành

Chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent có ba mục tiêu quan trọng, đó là kiểm soát tốt huyết áp giảm cholesterol máu và đường huyết (nếu có) bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động thể lực thường xuyên và duy trì các thói quen lành mạnh giúp ngăn ngừa tắc hẹp tái phát.

– Về dinh dưỡng

Ăn nhiều rau quả, trái cây và ngũ cốc thô (là những loại hạt còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài). Giảm ăn chất béo bão hòa (mỡ, da, phủ tạng động vật chứa nhiều cholesterol), giảm muối. Nên chế biến các món ăn bằng cách luộc, hấp thay cho chiên xào, rán. Nên ăn cá 1-2 lần trong tuần giúp bảo vệ tim. Nếu có đái tháo đường đi kèm, bạn nên tuân thủ chế độ ăn để kiểm soát tốt đường huyết. Không hút thuốc lá, do nicotine làm co mạch máu và gia tăng các biến cố trên hệ mạch vành.

– Về vận động thể lực:

Luyện tập thể dục được xem là yếu tố cốt lõi trong thay đổi lối sống để giúp điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người bệnh tắc hẹp mạch vành được tập thể dục thường xuyên và tăng dần cường độ, thời gian tập luyện sẽ tạo ra được một hệ thống mạch máu mới phát triển ở ngay dưới điểm tắc hẹp (được gọi là tuần hoàn bàng hệ). Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc có nhồi máu cơ tim thì rủi ro cũng ít hơn so với người không có tuần hoàn bàng hệ.

Lưu ý khi tập thể dục: Nếu thấy các dấu hiệu đau ngực và khó thở xuất hiện, nên ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên hệ bác sĩ.

Xem thêm: Bệnh mạch vành nên ăn gì và không nên ăn gì Giải pháp bảo vệ tim mạch toàn diện