Công dụng và cách dùng tam thất

Củ tâm thất

Công dụng của tam thất – Tam thất là loại dược liệu quen thuộc không chỉ trong y học cổ truyền mà còn cả trong y học hiện đại. Vậy công dụng và cách dùng tam thất như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Dùng tam thất thế nào cho đúng?

Đặc điểm của cây

Tên gọi khoa học

Tên khoa học: Panax Pseudoginseng Wall

Họ: Họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae)

Tên gọi khác

Tam thất còn có tên gọi khác là: Kim bất hoán, sâm tam thất.

Nhận diện

Tam thất thuộc loại cây thân thảo, sống nhiều năm, cao khoảng 30 – 50cm. Lá kép hình mác dài, mép khía răng cưa, có lông cứng và gân ở 2 mặt lá. Lá tam thất mọc theo cụm 3 – 4 lá, có cuống chung dài khoảng 3 – 5 cm, cuống lá chét dài khoảng 1cm.

Hoa tam thất mọc thành cụm, tán đơn ở phần ngọn, thân cây. Hoa 5 cánh, có màu vàng lục nhạt, hoa tam thất nở rộ vào tháng 5 – tháng 7. Quả hình cầu dẹt, mọng, khi chín có màu đỏ. Hạt có màu trắng, hình cầu, quả chín vào khoảng tháng 8 – tháng 10.

Bài thuốc từ tam thất

Phòng và chữa bệnh mạch vành

Để phòng và chữa bệnh mạch vành có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau đây:

– Bài thuốc 1: Bột tam thất 3g ngày uống 5 lần liên tục tới khỏi.

– Bài thuốc 2:  Bột nhân sâm và bột tam thất mỗi thứ 15g, uống ngày 2 lần liên tục tới khỏi.

– Bài thuốc 3: Bột tam thất 1,5g, bột ngọc trai 0,3g, bột xuyên bối mẫu 3g. Uống ngày 2 lần, liên tục tới khỏi.

Chữa thấp tim

Bài thuốc 1: Uống 3g bột tam thất mỗi ngày, chia 3 lần (cách nhau 6 – 8 giờ), chiêu với nước ấm. Dùng trong 30 ngày.

Bài thuốc 2: Bột tam thất 1g, uống ngày 2 – 3 lần; làm chậm quá trình phát triển của bệnh.

Phòng và chữa đau thắt ngực

Ngày uống 3 – 6g bột tam thất, chiêu với nước còn ấm, chỉ uống trong 1 lần.

Chữa đau thắt ngực do bệnh mạch vành

Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

Lưu ý: Đối với những người bị đau thắt ngực không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nên khám chuyên khoa và nhờ chuyên gia tư vấn cụ thể về liều lượng tam thất.

Bài thuốc từ tam thất. Ảnh: Internet

Chữa đau bụng kinh

Bột tam thất 5g. Uống trước khi hành kinh 3 ngày cho tới khi có kinh, nếu hết đau thì ngừng.

Chữa thống kinh

Thống kinh hay đau bụng trước kỳ kinh dùng bài thuốc như sau: 5g bột tam thất, uống 1 lần, chiêu với cháo loãng hoặc nước ấm.

Chữa xuất huyết đại tràng

Chuẩn bị:

  • Tam thất bột 8g.
  • Rượu trắng nhẹ 20 độ vừa đủ trộn với bột.

Cách dùng: Uống ngày 2 lần với Tứ vật thang (thục địa chế rượu 10g, bạch thược 10g, đương quy tẩm rượu sao 10g, xuyên khung 10g). Uống vài ba lần sẽ khỏi.

Khắc phục chứng ra máu sau sinh

Cách dùng:

Tán mịn 100g bột tam thất.

Mỗi lần dùng khoảng 8g bột tam thất hòa với nước cơm để uống.

Ngày uống 2 – 3 lần, cho đến khi triệu chứng ra máu được khắc phục.

Chữa suy nhược cơ thể

Chuẩn bị:

  • 12g tam thất
  • 40g sâm bổ chinh
  • 40g ích mẫu
  • 20g kê huyết đằng
  • 12g hương phụ

Cách thực hiện:

Đem các nguyên liệu đi tán nhỏ, bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi ngày dùng khoảng 30g hỗn hợp này để sắc lấy nước uống.

Tùy vào tình trạng cụ thể mà bệnh nhân có thể sử dụng với liều lượng khác nhau.

Bột tam thất dùng chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Ảnh: Internet

Lưu ý khi sử dụng tam thất

Khi sử dụng tam thất,  các bác sĩ đông y khuyến nghị bệnh nhân cần lưu ý đến các vấn đề sau:

– Không nên sử dụng quá 9g tam thất mỗi ngày.

– Tam thất có thể kích thích dòng chảy kinh nguyệt lâu hơn, vì vậy người bị rong kinh không nên sử dụng tam thất.

– Trong thời kỳ cơ thể bị lạnh tuyệt đối không sử dụng tam thất để điều trị bệnh bởi bản chất của tam thất là lạnh, nên nó sẽ khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

– Các chuyên gia khuyến khích nên sử dụng riêng 1 mình tam thất để tối ưu hóa tác dụng của nó. Không sử dụng tam thất với các loại trà, đặc biệt là trà có hương mạnh để không làm giảm tác dụng của tam thất.

– Phụ nữ đang mang thai không sử dụng tam thất vì nó có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Mỗi loại tam thất đều có những đặc tính chữa bệnh riêng. Tam thất nấu chín có tác dụng vượt trội trong việc cải thiện chất lượng máu. Trong khi đó, tam thất nguyên có tác dụng tốt trong việc phân tám máu ứ.