Co thắt mạch vành – Bệnh lý nguy hiểm chớ nên coi thường

CO THẮT MẠCH VÀNH

Co thắt mạch vành xuất hiện là một dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim. Vậy co thắt mạch vành là gì? Dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh này và cách phòng chống, chữa trị ra sao? Bài viết này sẽ cung cấp tới độc giả những thông tin trên.

 

Co thắt mạch vành là gì?

Co thắt động mạch vành là tình trạng thu hẹp tạm thời của một hoặc nhiều động mạch vành – động mạch dẫn máu giàu oxy đến nuôi dưỡng cơ tim. Co thắt động mạch vành là nguyên nhân phổ biến thứ hai sau xơ vữa động mạch vành gây ra các triệu chứng đau thắt ngực. Co thắt mạch vành có thể dẫn đến hội chứng mạch vành cấp và rối loạn nhịp tim nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây co thắt mạch vành

Theo nghiên cứu về nguyên nhân gây ra co thắt mạch vành thì có thể tự xảy ra không do một nguyên nhân nào hoặc được kích hoạt do các yếu tố:

  • Uống nhiều rượu
  • Thời tiết lạnh
  • Cảm xúc căng thẳng
  • Thuốc co mạch
  • Các chất kích thích, chẳng hạn như cocain và amphetamine

Trong đó, cocain và thuốc lá gây co thắt dữ dội ở động mạch vành, khiến tim phải làm việc vất vả hơn bình thường. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, tình trạng này xảy trong khi không có bất kỳ yếu tố nguy cơ tim mạch nào (chẳng hạn như hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, huyết áp cao, cholesterol cao).

Triệu chứng co thắt mạch vành

Cơn đau thắt ngực là triệu chứng thường gặp nhất của co thắt động mạch vành. Mức độ và biểu hiện đau ở mỗi người sẽ khác nhau.

Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và sáng sớm. Người bệnh thường cảm thấy đau ngực ở bên dưới xương ức hoặc bên ngực trái, với cảm giác đè nén, chén ép hay bóp nghẹt ở lồng ngực. Cảm giác đau này sẽ lan dần ra cổ, hàm, vai hoặc cánh tay. Những cơn đau này thường kéo dài trong khoảng từ 5 – 30 phút gây ra cảm thấy khó thở, thậm chí là ngất xỉu ở người bệnh.

Biến chứng, hậu quả của co thắt mạch vành

Nếu tình trạng bệnh chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và người bệnh không có mảng xơ vữa động mạch, thì thường không gây nguy hiểm. Nhưng nếu các cơn co thắt diễn ra thường xuyên, kéo dài có thể gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm, đe dọa tính mạng, bao gồm: Nhịp tim bất thường có thể gây ngừng tim và đột tử hay nhồi máu cơ tim.

Khi cơn co thắt mạch vành xuất hiện nó cảnh báo nguy cơ cao bạn có thể bị nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim trong tương lai. Vì vậy, nên phát hiện và điều trị tốt để những nguy cơ này hạn chế xảy ra.

Khi cơn co thắt mạch vành xuất hiện nó cảnh báo nguy cơ cao bạn có thể bị nhồi máu cơ tim. Ảnh: Internet

Cách phòng, chữa bệnh co thắt mạch vành

Cách phòng bệnh

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng cần có một lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh cần thay đổi lối sống theo hướng tích cực sau:

  • Bỏ hút thuốc lá, áp dụng chế độ ăn ít chất béo.
  • Thường xuyên tập thể dục
  • Tránh sử dụng rượu bia, các chất kích thích
  • Cố gắng hạn chế những tình huống gây căng thẳng tâm lý

Áp dụng lối sống và khoa học sinh hoạt không những giúp bạn giảm nguy cơ mắc co thắt động mạch vành mà nó còn giảm nguy cơ xuất hiện những cơn đau thắt ngực khi đã có bệnh.

Cách chữa co thắt mạch vành

Điều trị bằng thuốc:

Các thuốc giãn mạch như nitro glycerin có tác dụng nhanh chóng đối với tình trạng co thắt động mạch vành, giúp giảm nhanh triệu chứng đau thắt ngực cho người bệnh. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc hạ mỡ máu nếu có mỡ máu cao, hoặc thuốc kiểm soát huyết áp nếu có tăng huyết áp.

Can thiệp hoặc phẫu thuật:

Ở mức độ điều trị cao hơn, người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp nong mạch và đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc cấy máy khử rung tim.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đòi hỏi quá trình điều trị dài hạn nhưng có khả năng hồi phục tốt. Bệnh nhân nên tuân thủ quá trình điều trị để nâng cao chất lượng sống và phòng tránh những rủi ro từ co thắt động mạch vành.

Câu hỏi thường gặp

Co thắt mạch vành nên ăn gì?

Thực phẩm chống oxy hóa, giảm viêm: Nguồn cung cấp chất chống viêm, chống oxy hóa dồi dào mà người bị co thắt mạch vành nên thêm vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình như các loại trái cây tươi có nhiều màu sắc, các loại quả hạch như hạt điều, hạnh nhân, quả óc chó…, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bột yến mạch và các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hướng dương, oliu, dầu mè…

Các loại rau quả có màu xanh, đỏ, hoặc vàng đậm như súp lơ xanh, rau cải bó xôi, cải xoăn, cà chua, cà rốt, dâu tây, cam, quýt, dưa hấu, mận tím… cũng là nguồn cung cấp chất chống viêm, chống oxy hóa dồi dào.

Các thực phẩm có lợi cho sức khỏe, không chỉ giàu chất đạm, chất béo lành mạnh mà còn chứa omega-3 có khả năng chống viêm cao như các loại cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích…. Mỗi tuần bạn nên ăn cá từ 3 – 5 bữa.

• Thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu: Gừng, nghệ, tỏi, hành tây, nho khô, nho tươi, việt quất, dâu tây, quế, cam thảo…là những loại gia vị, thực phẩm giúp máu lưu thông tốt hơn. Đây là những thực phẩm có chứa salicylate – một chất giúp ngăn ngừa máu đông, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bạn nên tăng cường những thực phẩm này trong chế độ ăn.

• Thực phẩm giảm cholesterol: Các loại chất xơ hòa tan là thực phẩm tốt nhất để giúp bạn làm giảm hấp thu cholesterol tại ruột và tăng đào thải cholesterol ra khỏi máu. Bạn nên chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì đen…, rau xanh có độ nhớt cao như rau đay, mồng tơi hoặc các loại họ đậu đỗ như đậu đỏ, đậu hà lan… Một số trái cây như táo, đu đủ, lê, ổi, cam cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe.

Không nên ăn gì?

Chất béo có hại

Chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo trans là các loại chất béo có hại mà người bệnh mạch vành cần hạn bởi chúng có thể làm thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Các loại thực phẩm như: mỡ, da, phủ tạng động vật, các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê), lòng đỏ trứng, tôm… chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, người bị bệnh mạch vành nên hạn chế những thực phẩm này.

Người bị bệnh mạch vành cũng nên hạn chế các loại thực phẩm đóng gói, đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn,…do chứa chất béo trans hay còn gọi là chất béo chuyển hóa (loại chất béo đã được Hydro hóa để giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn và có hương vị thơm ngon hơn.

Giảm ăn muối

Ăn muối nhiều khiến huyết áp tăng cao mà huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch.

Người bệnh mạch vành nên có chế độ ăn giảm muối, không nên ăn mặn và tránh nêm quá nhiều muối vào các món ăn hàng ngày vì theo nghiên cứu cho thấy rằng giảm lượng muối ăn 6 g/ngày có thể làm giảm 24% nguy cơ đột quị và 18% nguy cơ biến cố mạch vành nặng.

Hạn chế uống rượu bia

Rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nồng độ triglyceride, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch, từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch. Vì vậy, uống nhiều rượu bia sẽ đặc biệt nguy hiểm với người đã có bệnh tim làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch.

Cảnh giác với bệnh co thắt mạch vành tim