Cách phòng COVID 19 (SARS-CoV-2) cho người bệnh tim mạch

Chăm sóc tim mạch

Phòng ngừa lây nhiễm COVID-19 đang là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân tim mạch, bởi họ thuộc nhóm có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh. 05 câu hỏi được giải đáp chi tiết từ chuyên gia sẽ giúp người bệnh tim mạch bảo vệ tốt sức khỏe trong đại dịch COVID-19.

Bạn có thể phòng ngừa biến cố tim mạch như thế nào? | Vinmec

Câu 1: Tôi đang bị bệnh tim mạch thì có dễ mắc Covid hơn so với người bình thường không?

Hiện nay chưa có kết quả nghiên cứu nào cho thấy người bệnh tim mạch dễ nhiễm COVID-19 hơn so với người bình thường. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về điều này. Nhưng với người bệnh tim mạch bị nhiễm COVID-19 sẽ khiến triệu chứng, biến chứng tim mạch có diễn biến nặng hơn, khó điều trị hơn.

Câu 2: Người bệnh tim mạch có triệu chứng gì khi mắc COVID-19

Người bệnh tim mạch khi nhiễm COVID-19 có các triệu chứng gần như giống người bình thường. Nhưng do có bệnh nền nên dễ bị hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, khó thở nặng hơn.

Câu 3: Vậy nó ảnh hưởng tới người bệnh tim mạch như thế nào?

Có 03 lý do khiến người bệnh tim dễ gặp nguy hiểm hơn khi măc covid:

Thứ nhất, virus này xâm nhập vào phổi làm nồng độ oxy trong máu giảm. Tim buộc phải đập mạnh và nhanh hơn để đảm bảo oxy cho cơ thể. Lúc này chức năng tim sẽ suy yếu nhanh hơn.

Thứ hai, virus sẽ gây ra các phản ứng viêm nghiêm trọng ở mạch máu và cơ tim. Điều này dẫn tới cơn đau tim, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hội chứng mạch vành cấp tính. Thậm chí là vỡ thành mạch máu.

Khi virus xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ là hàng rào bảo vệ giúp phát hiện và tiêu diệt virus. Thế nhưng, những người mắc bệnh tim mạch lại có sức đề kháng, miễn dịch kém. Do đó nếu có thêm sự xâm nhập của virus người bệnh sẽ gặp nhiều rủi ro hơn.

Bên cạnh đó, hầu hết người bệnh tim mạch sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nên gây khó khăn khi can thiệp hoặc điều trị khi nhiễm covid.

Câu 4: Người bệnh tim mạch cần làm gì để không bị nhiễm COVID-19

Bạn cần tuân thủ theo khuyến cáo chung của Bộ Y tế hoặc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài ra, do đặc thù từ bệnh lý nền nên người bệnh tim mạch cũng có những lưu ý riêng để bảo vệ trái tim để phòng dịch COVID-19, cụ thể:

Lưu ý: Lưu ý khi chọn lựa khẩu trang

Không phải cứ khẩu trang đắt tiền hay khẩu trang y tế mới có thể phòng. Bởi virus chủ yếu lây nhiễm trong cộng động qua giọt dịch. Với virus có kích thước lớn 75 đến 360 µm bắn ra từ người mắc bệnh. Với kích thước này giọt dịch hoàn toàn có thể bị giữ lại bởi các khẩu trang vải thông thường.

Bởi vậy người dân chỉ cần khẩu trang vải thông thường. Nhưng với điều kiện hàng ngày cần được giặt sạch. Còn đối với trường hợp có tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh thì nên sử dụng khẩu trang y tế.

Câu 5: Tôi bị bệnh tim mạch nên làm gì để bảo vệ tim

Đầu tiên, bạn không cần quá lo lắng và bất an (điều này không tốt cho tim mạch). Tuy nhiên cũng không được quá chủ quan, hãy trang bị cho mình một trái tim đủ khỏe để phòng dịch, cụ thể:

Tăng cường vận động: Bạn nên tập những động tác nhẹ nhàng ngay trong nhà. Khi tập thể dục, bạn nên chú ý vừa tập vừa nghỉ ngơi, không nên tập quá sức. Mỗi ngày nên duy trì khoảng 30 phút vào một khoảng thời gian cố định.

Chế độ ăn phù hợp:

Chất béo: Nhiều người cho rằng người mắc bệnh tim mạch cần hạn chế chất béo. Nhưng nếu kiêng quá sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất. Bởi chất béo sẽ giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu tốt cho hệ miễn dịch như A, E. Thay vì chọn các chất béo từ mỡ, da, nội tạng động vật hay các loại bơ (kể cả bơ thực vật), bạn nên ăn chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu thực vật, quả hạch, hạt lanh..

Tinh bột: Cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều tinh bột đã qua tinh chế như bánh kẹo hoặc trái cây nhiều đường (mít, nhãn…). Thay vào đó ăn nhiều các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó có chứa nhiều omega 3 và các loại vitamin tốt cho cơ thể…

Chất đạm: Giảm ăn các loại thịt đỏ bởi không tốt cho tim mạch. Thay vào đó nên bổ sung loại thịt màu trắng như thịt gà phần ức, thịt cá,…

Rau củ quả: Nên ăn các loại có chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề khác như súp lơ, rau cải, ớt chuông, rau lá màu xanh sẫm. Một số người hay bổ sung vitamin C bằng đường uống, tiêm truyền thay cho việc ăn rau củ. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin cũng cần lộ trình và liều lượng. Không phải cứ uống vào là sức đề kháng tăng luôn.

Gia vị: ưu tiên các gia vị có tính ấm hoặc được coi là kháng sinh tự nhiên như gừng, tỏi. Tuy nhiên, cũng không nhất thiết phải ngậm tỏi sống hàng ngày như nhiều người vẫn làm. Bởi tỏi có mùi khá nặng, đồng thời nếu muốn sát khuẩn họng cũng có các loại nước sát khuẩn chuyên dụng như nước muối sinh lý. Đặc biệt, người tim mạch, huyết áp cao phải tiếp tục ăn giảm muối.

Cùng với đó là thức uống hàng ngày

Đồ uống: nên uống nước ấm và uống từng ngụm nhỏ, thành nhiều lần để họng không bị khô, không nên uống rượu. Lượng nước trung bình 1 – 2 lít mỗi ngày, trừ trường hợp bị suy tim, các bác sĩ sẽ có khuyến cáo cụ thể về lượng nước phải uống mỗi ngày.