Bệnh mạch vành là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất ngày nay và không ngừng gia tăng. Ước tính mỗi năm nó lấy đi tính mạng của hơn hai triệu người trên thế giới.
Bệnh mạch vành là gì?
Bệnh mạch vành;(hay hẹp mạch vành tim, xơ vữa động mạch vành, thiểu năng vành hoặc suy vành); là tình trạng xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị cản trở. Nguyên nhân do sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong.
Khi bệnh mạch vành tiến triển, sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết; dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Bệnh mạch vành do nguyên nhân nào?
Nguồn gốc của bệnh mạch vành là do sự lắng đọng cholesterol trong máu; làm tổn thương lớp lót trên thành mạch (tế bào nội mạc) gây viêm mạn tính vị trí này.
Phản ứng viêm khiến cơ thể huy động một lượng lớn tiểu cầu và các tế bào miễn dịch tập trung về đây để “làm liền” vết thương. Về sau, những tế bào này kết dính với cholesterol và canxi tạo nên các mảng xơ vữa trên thành mạch.
Các mảng xơ vữa tiếp tục phát triển dày lên theo thời gian, chúng có thể bong vỡ ra và tiếp tục làm tổn thương động mạch. Bên cạnh đó, mảng nứt vỡ còn lớn dần thành các cục máu đông cản trở dòng máu. Đến khi đủ lớn, nó sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành và gây ra cơn nhồi máu cơ tim.
Lớp nội mạc kể trên cũng có thể bị kích thích và không hoạt động đúng; khiến mạch vành bị co bóp bất thường làm động mạch thu hẹp hơn nữa.
Các triệu chứng của bệnh mạch vành
Triệu chứng của bệnh mạch vành tim có thể khác nhau tùy từng người. Triệu chứng phổ biến nhất là cơn đau thắt ngực.
Cơn đau ngực do hẹp mạch vành có những điểm rất đặc trưng như:
– Kiểu đau: Bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở ngực, lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn. Đôi khi có thể là cảm giác đau âm ỉ hay nhói buốt, bỏng rát khiến họ rất khó chịu.
– Vị trí: Cơn đau xuất hiện ở vùng ngực dưới xương ức; sau đó đau lan lên cổ, hàm, bả vai và hai cánh tay.
– Tính chất: Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và số lượng động mạch vành bị hẹp mà cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ. Thông thường, đau thắt ngực sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành. Trong trường hợp đã nghỉ ngơi và dùng thuốc nhưng cơn đau không thuyên giảm thì phải đưa đi cấp cứu ngay để phòng cơn nhồi máu cơ tim.
Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác đầy bụng khó tiêu, ợ nóng, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn/ nôn, bị chuột rút và khó thở. Những dấu hiệu này dễ bị nhầm lẫn với bệnh trên đường tiêu hóa hay bệnh cúm, đặc biệt là ở phụ nữ.
Riêng một số người có thể không nhận thấy biểu hiện đau được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.
Biến chứng, hậu quả của bệnh mạch vành
Khi bệnh mạch vành tiến triển, sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là cơ tim không thể nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.
Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra khi một cục máu đông đột ngột di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu; gây tắc mạch và chấm dứt nguồn cung cấp máu cho tim, gây tổn thương tim vĩnh viễn.
Bên cạnh đó, với diễn tiến nặng dần theo thời gian, bệnh mạch vành khiến cho cơ tim hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần, dẫn đến tình trạng suy tim và loạn nhịp tim. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Chính vì vậy, sự hiểu biết đầy đủ về bệnh sẽ giúp cho việc chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.
Cách chữa, phòng bệnh mạch vành
Cách chữa bệnh mạch vành
Cách điều trị bệnh mạch vành có thể thay đổi tùy theo mức độ của bệnh. Khi còn nhẹ và chưa có triệu chứng thì chỉ cần điều chỉnh lối sống và theo dõi thường xuyên là đủ. Nhưng khi hẹp trung bình kèm dấu hiệu khó chịu, người bệnh cần được kê thêm thuốc. Đến khi hẹp nặng trên 70% hay có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao thì phẫu thuật là điều rất cần thiết.
Nong mạch vành
Đây là phương pháp can thiệp truyền thống dành cho bệnh mạch vành tắc hẹp nặng. Bác sĩ sử dụng một ống thông mềm có kèm bóng nong ở đầu đưa vào mạch máu thông qua tĩnh mạch đùi hay cánh tay. Khi đến vị trí mạch vành đang tắc hẹp, bóng cao su bơm lên để nén mảng xơ vữa lại. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bóng được làm xẹp xuống và đưa ra ngoài.
Đặt stent mạch vành
Stent bắt đầu phát triển khi mà tỷ lệ tái hẹp sau khi nong mạch quá cao. Người ta phát minh ra khung lưới nhỏ đặt vào vị trí vừa nong mạch để giữ cho mạch máu rộng mở. Stent ra đời giúp giảm tỷ lệ hẹp mạch vành xuống chỉ còn tối đa 20%.
Stent gồm có stent khung kim loại trần; stent kim loại phủ thuốc chống tái hẹp và stent polymer tự tiêu. Hiện đang dùng phổ biến nhất là stent phủ thuốc, hạn chế nguy cơ hẹp mạch máu xuống 5%. Stent tự tiêu có nhiều ưu việt hơn như không để lại sẹo, ít tổn thương mạch vành, ít tái hẹp nhưng giá thành còn cao.
Phẫu thuật bắc cầu
Hai can thiệp nội soi kể trên có tỷ lệ rủi ro thấp nhưng không phải trường hợp nào cũng áp dụng được. Chẳng hạn như bệnh nhân tiểu đường, hẹp nhiều vị trí, hẹp ở mạch máu nhỏ hay vùng ngã 3 mà stent không làm được.
Phương pháp mổ bắc cầu động mạch có thể giải quyết những vấn đề này. Bác sĩ sẽ mở lồng ngực của người bệnh, lấy một đoạn mạch máu tại vị trí khác trên cơ thể và tạo con đường dẫn máu mới đi tắt qua chỗ tắc hẹp. Tuy nhiên, do là mổ hở nên nguy cơ tử vong cao hơn nong mạch và đặt stent.
Điều trị bằng thuốc
Về cơ bản sẽ có những loại phổ biến sau:
– Thuốc hạ mỡ máu: là nhóm thuốc giúp làm giảm nồng độ cholesterol máu; có tác động tốt đến điều trị bệnh mạch vành, hạn chế sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch.
– Thuốc chống đông liều thấp giúp làm giảm đông máu, giảm nguy cơ đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim.
– Thuốc chẹn beta, chất ức chế men chuyển ACE và thuốc chẹn kênh canxi giúp giảm huyết áp, giảm áp lực lên tim và giảm nhịp tim.
– Thuốc giãn mạch giúp giảm nhanh biểu hiện đau thắt ngực bằng cách làm giãn các động mạch vành
Cách phòng ngừa bệnh mạch vành
Duy trì thói quen vận động
Người lười vận động có nguy cơ bệnh tim cao gấp đôi người khác. Vì vậy, nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện bất kỳ môn thể thao nào mà bạn yêu thích. Nó không chỉ giúp máu lưu thông tốt hơn mà còn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Có một chế độ ăn cân bằng
Mỗi người nên tập thói quen ăn ít chất béo, nhiều chất xơ. Trong đó nên bao gồm nhiều trái cây và rau quả tươi và ngũ cốc.
Bạn cũng cần kiểm soát lượng muối ăn không quá 6g, vì ăn quá mặn sẽ làm tăng huyết áp. Đường cũng không tốt cho sức khỏe, cần giảm bớt vì nó làm tăng nguy cơ đái tháo đường.
Lưu ý tiếp theo là hạn chế thực phẩm có chất béo xấu như thịt mỡ, xúc xích, bơ, kem, phô mai, bánh quy, dầu dừa và dầu cọ. Thay vào đó hãy bổ sung cá, bơ trái, các loại hạt béo, dầu thực vật nói chung.
Cai thuốc lá, rượu bia
Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ làm cho thành mạch máu dễ bị tổn thương. Nó cũng gây ra phần lớn các trường hợp có cục máu đông trong mạch vành ở những người dưới 50 tuổi.
Hãy lưu ý rằng ngoài việc bỏ hút thuốc, bạn còn nên tránh xa khói thuốc lá nữa nhé!
Nếu bạn đang uống rượu, phải giới hạn nó ở dưới mức được khuyến cáo; nam giới và phụ nữ được khuyên không nên uống thường xuyên hơn 14 ly rượu mỗi tuần
Kiểm soát huyết áp, tiểu đường
Điều này được thực hiện bằng chế độ ăn ít chất béo xấu, ít muối, tập thể dục thường xuyên và dùng thuốc nếu cần.
Nên nhớ huyết áp mục tiêu mà bạn cần có là dưới 140/90mmHg. Nếu bị huyết áp cao cần phải theo dõi chỉ số thường xuyên.
Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao hơn. Hãy hoạt động thể chất, kiểm soát cân nặng, huyết áp và dùng thuốc tiểu đường như được chỉ định. Lưu ý rằng mức huyết áp mục tiêu của người bệnh tiểu đường là dưới 130/80mmHg.
Giảm căng thẳng
Áp lực trong cuộc sống là điều khó có cách nào tránh khỏi được. Nhưng bạn phải hiểu rằng chúng là một trong những yếu tố nguy cơ gây hại cho tim mạch. Chúng kích hoạt cơ thể sản xuất nhiều gốc tự do hơn, đẩy mạnh quá trình stress oxy hóa và khiến mạch máu dễ bị tổn thương.
Bạn nên sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi, suy nghĩ tích cực và tìm cách giảm stress ngay khi nó bắt đầu.
Câu hỏi thường gặp
Bệnh mạch vành nên ăn gì?
Thực phẩm giảm cholesterol
Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan là các thực phẩm giảm cholesterol hiệu quả nhất giúp làm giảm hấp thu cholesterol tại ruột và tăng đào thải cholesterol ra khỏi máu.
Các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như: ngũ cốc nguyên hạt như: gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu đỗ, súp lơ xanh, rau đay, mùng tơi, táo, đu đủ, lê, ổi, mận, cam, bưởi… là những thực phẩm mà người bị bệnh mạch vành nên ăn.
Thực phẩm chống oxy hóa
Thực phẩm chống oxy hóa có tác dụng dọn dẹp các gốc tự do; ngăn chặn phản ứng viêm và sự phát triển của căn bệnh này.
Người bị bệnh mạch vành nên chọn chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều trái cây, rau, các loại hạt, ngũ cốc, cá; và các loại dầu lành mạnh.
Trong cá tươi, các loại rau quả có màu xanh, đỏ; hoặc vàng đậm như súp lơ xanh, rau cải bó xôi, rau bina, cải xoăn; cà chua, cà rốt, dâu tây, cam, quýt, dưa hấu, mận tím;…có chứa các chất chống oxy hóa như: vitamin E, C, A rất tốt cho sức khỏe của người bị bệnh mạch vành.
Vitamin và khoáng chất
Mặc dù vai trò của của việc bổ sung vitamin, khoáng chất đề giảm nguy cơ bệnh động mạch vành vẫn đang được các nhà khoa học tranh cãi. Tuy nhiên vitamin và khoáng chất vẫn là những chất không thể thiếu nên được bổ sung.
Người bệnh mạch vành nên có một chế độ ăn bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất đầy đủ.
Bệnh mạch vành không nên ăn gì?
Chất béo có hại
Chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo trans là các loại chất béo có hại; người bệnh mạch vành cần hạn chế bởi chúng có thể làm thúc đẩy sự phát triển của các mảng xơ vữa mạch vành và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Các loại thực phẩm như: mỡ, da, phủ tạng động vật; các loại thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò, thịt dê), lòng đỏ trứng, tôm… chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, người bị bệnh mạch vành nên hạn chế những thực phẩm này.
Người bị bệnh mạch vành cũng nên hạn chế các loại thực phẩm đóng gói; đồ ăn nhanh và các thức ăn chế biến sẵn;… do chứa chất béo trans hay còn gọi là chất béo chuyển hóa (loại chất béo đã được Hydro hóa để giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn và có hương vị thơm ngon hơn.
Giảm ăn muối
Ăn muối nhiều khiến huyết áp tăng cao; mà huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch.
Người bệnh mạch vành nên có chế độ ăn giảm muối; không nên ăn mặn và tránh nêm quá nhiều muối vào các món ăn hàng ngày vì theo nghiên cứu cho thấy rằng giảm lượng muối ăn 6 g/ngày có thể làm giảm 24% nguy cơ đột quị và 18% nguy cơ biến cố mạch vành nặng.
Hạn chế uống rượu bia
Rượu có thể làm tăng huyết áp, tăng nồng độ triglyceride, thúc đẩy quá trình xơ vữa mạch; từ đó làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch. Vì vậy, uống nhiều rượu bia sẽ đặc biệt nguy hiểm với người đã có bệnh tim; làm gia tăng các biến chứng và tỷ lệ tử vong do tim mạch.
Người bị bệnh tim mạch nên lựa chọn các loại rượu có lợi cho tim mạch như rượu vang đỏ; đồng thời uống rượu cách xa thời điểm uống thuốc; ít nhất 1 – 2 tiếng để tránh các tương tác nguy hiểm. Không nên uống quá 2 lon bia hoặc 1 ly rượu mạnh (tương ứng với khoảng 50ml) mỗi ngày.
Xem thêm cách bảo vệ tim mạch toàn diện TẠI ĐÂY